Tìm hiểu ngay mức xử phạt thay đổi kết cấu xe năm 2022
Mặc dù là hành vi làm tăng nguy cơ mất an toàn giao thông nhưng để chiếc xe của mình trở nên độc lạ hơn, nhiều người đã tự ý độ thêm các phụ kiện khác. Vậy, thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, để tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này nhé!
1. Một số quy định về lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe
Trước khi đưa vào kinh doanh trên thị trường, các phương tiện giao thông phải được sản xuất, lắp ráp theo quy định và chuẩn mực do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị kinh doanh hay bất kỳ chủ thể nào cũng không được tự ý cải tạo phương tiện một cách tùy ý.
Theo Luật Giao Thông đường bộ 2008, tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 55 đã quy định rõ ràng về lỗi thay đổi kết cấu xe như sau:
- Trong quá trình sản xuất, nhập khẩu các loại xe cơ giới đường bộ, bắt buộc phải tuân thủ quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tuyệt đối không được thay đổi tính năng của xe, không cải tạo ô tô thành xe ô tô chở khách.
- Chủ sở hữu phương tiện giao thông không được thay đổi hệ thống, thiết kế của xe khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ sở hữu phương tiện giao thông không được thay đổi hệ thống, thiết kế của xe khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền
2. Mức phạt thay đổi kết cấu xe
Thay đổi linh kiện, độ xe theo ý muốn, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khi di chuyển. Hiện nay tình trạng này xảy ra khá phổ biến, khiến số vụ tai nạn ngày càng tăng lên. Vậy, tự ý thay đổi kết cấu phạt bao nhiêu tiền? Nếu vi phạm lỗi này chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2020:
Đối với xe mô tô, xe gắn máy:
Căn cứ vào quy định Khoản 1, Khoản 2, Điều 30, nếu tự ý thay đổi màu sơn và không khai báo với cơ quan đăng ký thì cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức thì mức phạt thay đổi kết cấu xe sẽ dao động từ 200.000 - 400.000 đồng.
Đồng thời khi cá nhân sở hữu xe máy chuyên dùng hay các loại xe máy tương tự vi phạm lỗi này sẽ bị phạt khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Nếu tổ chức là chủ sở hữu xe thì bắt buộc nộp phạt 600.000 - 800.000 đồng.
Mức xử phạt sẽ cao hơn từ 800.000 - 1.600.000 đồng khi cá nhân tự ý thay đổi hình dạng, khung máy, kích thước và những đặc tính của các loại xe mô tô, xe gắn máy. Trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt khoảng 1.600.000 - 4.000.000 đồng.
Nếu tự ý thay đổi màu sơn và không khai báo với cơ quan đăng ký thì cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng
Đối với xe ô tô:
Theo Khoản 2, Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu tùy ý thay đổi màu sơn, lắp kính chắn gió, kính cửa không an toàn và không khai báo với cơ quan đăng ký thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 400.000 đồng đối với cá nhân và tổ chức là 600.000 - 800.000 đồng.
Trường hợp tự ý cắt đục, số khung số máy và sử dụng phương tiện này tham gia giao thông thì chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng và tổ chức sẽ rơi vào khoảng 4.000.000 - 8.000.000 đồng.
Đặc biệt, mức phạt thay đổi kết cấu xe ô tô và các loại tương tự ô tô sẽ cao hơn khoảng 6.000.000 - 8.000.000, khi cá nhân tự ý cải tạo tổng thành khung, động cơ, hình dáng, kích thước không đúng với thiết kế đã đăng ký tại cơ quan phê duyệt. Đối với chủ xe là tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 - 16.000.000 đồng. Mức phạt này cũng áp dụng cho những trường hợp thay đổi tính năng sử dụng xe, cải tạo ô tô thành xe ô tô chở khách.
Những trường hợp thay đổi tính năng sử dụng xe, cải tạo ô tô thành xe ô tô chở khách đều bị xử phạt theo quy định
3. Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô
Để tránh bị phạt tiền oan, bạn nên làm các thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô theo đúng quy định. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà các thủ tục, giấy tờ cũng có sự khác nhau, cụ thể:
Thủ tục xin thay đổi màu sơn:
Nếu muốn thay đổi màu sơn bạn nên đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe trước đó (theo thông tư số 15/2014/TT - BCA). Thủ tục sẽ bao gồm các bước sau:
- Thực hiện điền vào giấy khai đăng ký xe.
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan như: chứng minh thư/căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu (nếu cần).
- Nộp lại giấy chứng nhận đăng ký của xe trước đó.
- Mang theo xe đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra hiện trạng phương tiện.
Lệ phí cấp đổi sẽ tùy thuộc vào từng khu vực, đối với xe máy là 50.000 đồng và ô tô là 150.000 đồng.
Để tránh bị phạt tiền, nếu muốn thay đổi màu sơn bạn nên đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe trước đó (theo thông tư số 15/2014/TT - BCA)
Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe:
Dựa theo thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định, thủ tục xin thay đổi kết cấu xe sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo, bao gồm bản chính thuyết minh thiết kế và bản vẽ kỹ thuật của xe.
- Bước 2: Lập bộ hồ sơ gửi đến cơ quan thẩm định thiết kế, chủ xe cần chuẩn bị: văn bản chính đề nghị thẩm định theo mẫu, 4 hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo, tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật, hệ thống cần cải tạo của xe (bản sao) và một số giấy tờ liên quan khác,...
- Bước 3: Làm hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định và nộp đến cơ quan nghiệm thu.
Nếu kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cải tạo trong vòng 3 ngày. Đối với những trường hợp không cấp, cơ quan nghiệm thu sẽ giải thích lý do bằng văn bản sau 2 ngày.
Thay đổi kết cấu xe là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Tùy vào từng trường hợp mà chủ phương tiện phải nộp mức phạt khác nhau. Vì vậy, trước khi muốn thay đổi màu sơn, hình dạng, hệ thống của xe bạn nên thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.
Xem thêm: Ô tô đi vào đường cấm phạt bao nhiêu và những vấn đề liên quan
Nguồn ảnh: Internet